Bước đột phá về công nghệ khai thác than
05 Tháng Chín 2018 :: 8:10 SA :: 787 Views :: 0 Comments

Lần đầu tiên, chúng ta tự thiết kế và thi công đào lò giếng đứng (LGĐ) tạo ra bước đột phá về công nghệ khai thác than và là tiền đề để xây dựng hàng loạt mỏ hầm lò hiện đại trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc thật sự làm chủ công nghệ LGĐ cũng đang đặt ra cho ngành than những thách thức không nhỏ.
Mở lối công nghệ
Dự án mỏ hầm lò Núi Béo do Công ty cổ phần than Núi Béo (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV) làm chủ đầu tư, có công suất thiết kế hai triệu tấn than nguyên khai/năm, khai thông mở vỉa bằng cặp giếng đứng xuống đến mức âm 410 m. Đây là công trình LGĐ đầu tiên do các đơn vị của ngành than trong nước tự thiết kế và thi công, trong đó hai đơn vị trực thuộc TKV là Viện Khoa học Công nghệ Mỏ (được giao làm tổng thầu tư vấn thiết kế), Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1 (tổng thầu thi công chính), với sự hỗ trợ của tư vấn nước ngoài trong một số hạng mục yêu cầu kỹ thuật cao.
Đưa chúng tôi xuống tham quan giếng đứng chính của dự án bằng hệ thống thùng skip, Giám đốc Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1 Lê Trung Toán giới thiệu: Giếng chính (vận chuyển than lên mặt đất), hiện nay đã đào hết chiều sâu theo thiết kế, đạt mức âm 385 m, đường kính giếng 6 m, diện tích đào 40 m2, chiều dày vỏ chống bê-tông cốt thép liền khối 0,6 m. Trong lò, sẽ thiết kế “sân ga” ở độ sâu 350 m, sau khi hoàn thành lắp máy trục, sẽ được kết nối với hệ thống lò ở độ sâu 50 m. Hiện nay, dự án đã khai thông ở độ sâu 50 m, sau này sẽ tiếp tục đào sâu đến mức 140 m để tiếp tục mở rộng diện, khoanh vùng khai thác cho mỏ Núi Béo. Với thiết kế tương tự, giếng phụ (dùng để đưa công nhân, máy móc, vật liệu xuống) cũng đang được lắp đặt máy trục để sớm chính thức vận hành. 
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngành than phải tăng sản lượng khai thác từ 40 triệu tấn hiện nay lên 60 đến 80 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi đó, qua thăm dò địa chất cho thấy, nếu khai thác ở mức âm 150 m so với mặt biển thì trữ lượng than tìm kiếm được khoảng 3,6 tỷ tấn. Thay vì việc phải hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài như trước đây, những người thợ Hầm lò 1 bằng khối óc và sự sáng tạo của mình đã tạo đột phá quan trọng cho ngành than qua việc làm chủ công nghệ đào LGĐ. Nhờ đó, tạo tiền đề thuận lợi cho lộ trình phát triển ngành than bền vững bằng khai thác hầm lò bởi 90% trữ lượng than tìm kiếm được phải khai thác từ các lò bằng và lò giếng. Việc chuyển từ khai thác lộ thiên sang khai thác hầm lò còn giúp giảm chi phí bốc xúc đất đá, tận thu nguồn tài nguyên và quan trọng nhất là bảo đảm môi trường.
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

Những đột phá mới trong ngành công nghệ của lĩnh vực khai thác than hầm lò 03/06/2021
Ứng dụng công nghệ và tăng khả năng an toàn trong lĩnh vực khai thác than 01/06/2021
Tìm hiểu hệ thống giám sát thiết bị phục vụ khai thác ở trong hầm lò 31/05/2021
Lợi ích của than trong cuộc sống 23/02/2021
Tình hình nhiệt điện than ở Việt Nam 22/02/2021
Nỗ lực của ngành Than trong công cuộc phát triển đất nước 22/02/2021
Năm 2030 sẽ khai thác trên 75 triệu tấn than 24/10/2018
Siết chặt quản lý khai thác than 17/10/2018
Việc khai thác than trên tiểu hành tinh có thể diễn ra sớm hơn bạn tưởng 10/10/2018
Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu 03/10/2018
Copyright by TOKI-MINING.COM.VN | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin 19 Tháng Tư 2024  Đăng Ký  Đăng Nhập 
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn