0084 – 0904 558 911  Số 4 ngách 2 ngõ Kiến Thiết , phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam   toki.exim@gmail.com 
 0084 – 0904 558 911
SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

TIN TỨC

Bước đột phá về công nghệ khai thác than
18 Tháng Mười 2017 :: 5:43 CH :: 891 Views :: 0 Comments

Sau nhiều nỗ lực, lò chợ đầu tiên của mỏ hầm lò giếng đứng (LGĐ) Núi Béo cuối cùng đã chuẩn bị được đưa vào khai thác, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ngành than Việt Nam.
Lần đầu tiên, chúng ta tự thiết kế và thi công đào LGĐ, tạo ra bước đột phá về công nghệ khai thác than và là tiền đề để xây dựng hàng loạt mỏ hầm lò hiện đại trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc thật sự làm chủ công nghệ LGĐ cũng đang đặt ra cho ngành than những thách thức không nhỏ.
Mở lối công nghệ
Dự án mỏ hầm lò Núi Béo do Công ty cổ phần than Núi Béo (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV) làm chủ đầu tư, có công suất thiết kế hai triệu tấn than nguyên khai/năm, khai thông mở vỉa bằng cặp giếng đứng xuống đến mức âm 410 m. Đây là công trình LGĐ đầu tiên do các đơn vị của ngành than trong nước tự thiết kế và thi công, trong đó hai đơn vị trực thuộc TKV là Viện Khoa học Công nghệ Mỏ (được giao làm tổng thầu tư vấn thiết kế), Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1 (tổng thầu thi công chính), với sự hỗ trợ của tư vấn nước ngoài trong một số hạng mục yêu cầu kỹ thuật cao.
Đưa chúng tôi xuống tham quan giếng đứng chính của dự án bằng hệ thống thùng skip, Giám đốc Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1 Lê Trung Toán giới thiệu: Giếng chính (vận chuyển than lên mặt đất), hiện nay đã đào hết chiều sâu theo thiết kế, đạt mức âm 385 m, đường kính giếng 6 m, diện tích đào 40 m2, chiều dày vỏ chống bê-tông cốt thép liền khối 0,6 m. Trong lò, sẽ thiết kế “sân ga” ở độ sâu 350 m, sau khi hoàn thành lắp máy trục, sẽ được kết nối với hệ thống lò ở độ sâu 50 m. Hiện nay, dự án đã khai thông ở độ sâu 50 m, sau này sẽ tiếp tục đào sâu đến mức 140 m để tiếp tục mở rộng diện, khoanh vùng khai thác cho mỏ Núi Béo. Với thiết kế tương tự, giếng phụ (dùng để đưa công nhân, máy móc, vật liệu xuống) cũng đang được lắp đặt máy trục để sớm chính thức vận hành. Trong toàn bộ công trình, tính đến thời điểm hiện tại, Hầm lò 1 đã đào được hơn 4.000 m hầm, hoàn thiện cặp giếng đứng và hơn 1.000 m lò sân ga, hầm trạm, đồng thời khoanh vùng xong lò chợ đầu tiên và lò chợ số 2, sớm bàn giao lại cho chủ đầu tư để đưa vào khai thác ngay trong năm nay.
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngành than phải tăng sản lượng khai thác từ 40 triệu tấn hiện nay lên 60 đến 80 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi đó, qua thăm dò địa chất cho thấy, nếu khai thác ở mức âm 150 m so với mặt biển thì trữ lượng than tìm kiếm được khoảng 3,6 tỷ tấn. Vì vậy, đầu tư, mở mới các LGĐ, đổi mới công nghệ để có điều kiện khai thác than tại các vỉa sâu là hết sức cần thiết. Theo đánh giá của các chuyên gia, đào LGĐ ở Núi Béo thành công đang mở ra lối đi mới quan trọng cho ngành than Việt Nam. Thay vì việc phải hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài như trước đây, những người thợ Hầm lò 1 bằng khối óc và sự sáng tạo của mình đã tạo đột phá quan trọng cho ngành than qua việc làm chủ công nghệ đào LGĐ. Nhờ đó, tạo tiền đề thuận lợi cho lộ trình phát triển ngành than bền vững bằng khai thác hầm lò bởi 90% trữ lượng than tìm kiếm được phải khai thác từ các lò bằng và lò giếng. Việc chuyển từ khai thác lộ thiên sang khai thác hầm lò còn giúp giảm chi phí bốc xúc đất đá, tận thu nguồn tài nguyên và quan trọng nhất là bảo đảm môi trường.
Tháo gỡ khó khăn
Mặc dù đột phá về công nghệ cho ngành than, nhưng bản thân Hầm lò 1 cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm chủ hoàn toàn công nghệ này. Giám đốc Công ty Lê Trung Toán cho biết: Đào LGĐ đòi hỏi kỹ thuật hết sức phức tạp về tay nghề và máy móc. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư cho thiết bị, máy móc lại chính là khó khăn lớn nhất mà Hầm lò 1 đang gặp phải. Bên cạnh đó, cơ hội để tiếp cận các dự án LGĐ trong nước tiếp theo cũng đang bị thu hẹp dần trước sức ép cạnh tranh của các nhà thầu quốc tế vốn sở hữu công nghệ và kỹ thuật vượt trội. Giám đốc Công ty Than Thống Nhất (Vinacomin) Phạm Đức Khiêm, nguyên Giám đốc Công ty Xây dựng Hầm lò 1 và cũng là người “mở đường” cho Hầm lò 1 đến với công nghệ giếng đứng chia sẻ: Trước thực tế là các mỏ than lộ thiên của chúng ta đang dần cạn kiệt, nếu không đầu tư hầm lò thì sẽ không thể tiếp tục duy trì lượng khai thác. Trước đây, chúng ta hoàn toàn không có “nghề” đào LGĐ và mới chỉ bắt đầu tiếp cận với công nghệ này trong thời gian gần đây. Trong khi đó, công nghệ này lại liên quan mật thiết đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác, nhất là chế tạo máy. Trong lĩnh vực chế tạo máy, Việt Nam còn thua kém nhiều so với các nước khác. Chính vì bắt buộc phải nhập nhiều máy móc, công nghệ cho nên giá thành đào lò xây dựng cơ bản của ngành than không có tính cạnh tranh. Rõ ràng, hiện nay, nếu thuê nhà thầu nước ngoài đào LGĐ thì giá cả sẽ rẻ và tiến độ cũng nhanh hơn các đơn vị trong nước tự làm. Chính vì sức ép về giá thành, cùng với các quy chế đấu thầu quốc tế đã khiến thị trường đào LGĐ của Hầm lò 1 bị co hẹp lại. Vì vậy, ngành than cần có cơ chế hỗ trợ đặc biệt, hiệu quả hơn nữa để giúp các đơn vị đào lò xây dựng cơ bản như Hầm lò 1 có điều kiện tham gia nhiều hơn vào các dự án đào lò áp dụng công nghệ mới.
Hiện tại, mặc dù than sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ, nhưng hằng năm nước ta vẫn nhập khẩu hàng triệu tấn than để sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện. Đây cũng là điều dễ hiểu khi hòn than trong nước đang phải chịu nhiều khoản thuế phí, giá thành cao hơn than nhập khẩu và theo bài toán kinh tế thị trường thì nhập than sẽ có hiệu quả hơn. Nhưng xét về lâu dài, nếu ngành than tiếp tục khó khăn như hiện nay, thì nguy cơ không bảo đảm nguồn lực để giữ vai trò một trụ cột an ninh năng lượng quốc gia đang là vấn đề hiện hữu. Theo nhận định của các chuyên gia, để phát triển bền vững trong tương lai, ngành than cần có chiến lược đầu tư bài bản, dài hơi. Trong đó, trước mắt cần tập trung đầu tư cho đào lò xây dựng cơ bản, tháo gỡ những vướng mắc về đơn giá, chi phí đào lò. Vừa qua, TKV đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ mới đối với các công ty xây dựng mỏ hầm lò. Theo đó, đối với diện sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, có ba khu vực sản xuất trở lên cách xa nhau 7 đến 10 km, các công ty than chi trả phần chi phí này từ 1,15 đến 1,6 lần cho các công ty xây dựng mỏ hầm lò so với tỷ lệ phần trăm trong giá thành kế hoạch của công ty từ nguồn chi phí của TKV đã giao khoán. Nếu diện đào lò chuẩn bị sản xuất do đơn vị đào lò thi công cách xa hơn các vị trí thông gió, thoát nước,… của mỏ khoảng 100 m trước gương thi công, các công ty than tính toán phần chi phí phát sinh tăng thêm vào đơn giá đào lò chuẩn bị sản xuất,… Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Lê Minh Chuẩn nhấn mạnh, ứng dụng khoa học công nghệ mới, thực hiện cơ giới hóa khai thác, đào lò là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao mức độ an toàn, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, tăng sản lượng than hầm lò, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, từ TKV đến các đơn vị thành viên cần quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, thực hiện cơ giới hóa; đánh giá cụ thể các tổ hợp, dự án đã thực hiện; có giải pháp đầu tư cơ giới hóa hiệu quả, phù hợp điều kiện của từng mỏ, thống nhất quản lý về công nghệ,... TKV đề ra mục tiêu đến năm 2020, sẽ tập trung nghiên cứu, hoàn thiện áp dụng cơ giới hóa cho các mỏ có trữ lượng công nghiệp lớn, ổn định, điều kiện địa chất phù hợp, sau đó sẽ mở rộng diện áp dụng. Đối với các mỏ xây dựng mới như Núi Béo, Khe Chàm II-IV, cần xác định theo hướng áp dụng những công nghệ tiên tiến, ưu tiên cơ giới hóa đồng bộ cho công suất lớn; xây dựng những đơn vị mũi nhọn, đầu tàu thực hiện cơ giới hóa để nhân rộng trong toàn tập đoàn.
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

Các tin bài khác
Những đột phá mới trong ngành công nghệ của lĩnh vực khai thác than hầm lò 03/06/2021
Ứng dụng công nghệ và tăng khả năng an toàn trong lĩnh vực khai thác than 01/06/2021
Tìm hiểu hệ thống giám sát thiết bị phục vụ khai thác ở trong hầm lò 31/05/2021
Lợi ích của than trong cuộc sống 23/02/2021
Tình hình nhiệt điện than ở Việt Nam 22/02/2021
Nỗ lực của ngành Than trong công cuộc phát triển đất nước 22/02/2021
Năm 2030 sẽ khai thác trên 75 triệu tấn than 24/10/2018
Siết chặt quản lý khai thác than 17/10/2018
Việc khai thác than trên tiểu hành tinh có thể diễn ra sớm hơn bạn tưởng 10/10/2018
Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu 03/10/2018
Công ty TNHH TV, DVKT & XNK TOKI – TOKI EXIM CO., LTD
Trụ sở chính: Số 4, ngách 2, ngõ Kiến Thiết, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng: TOKI EXIM, 5/F, 41A Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 0084 - 024 3938 8840;  – Fax: 0084 - 024 3938 8737 - 0904 558 911
DỊCH VỤ CHÍNH
Thiết bị điện phòng nổ
Thiết bị vận tải người và vật liệu
Thiết bị chiếu sáng và tín hiệu
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Cách thức hợp tác
Cách thức thanh toán
Cách thức chuyển hàng

Công ty TNHH TV, DVKT & XNK TOKI
TOKI EXIM CO., LTD

Trụ sở chính: Số 4, ngách 2, ngõ Kiến Thiết,
phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng: TOKI EXIM, 5/F, 41A Lý Thái Tổ,
Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 0084 - 024 3938 8840
Fax: 0084 – 024 3938 8737 - 0904 558 911


26 Tháng Tư 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by TOKI-MINING.COM.VN | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn