- Giữa năm 2020, TKV đưa 2 lò chợ CGH hạng nhẹ vào áp dụng thử nghiệm tại khu lò chợ VM-L(7)-1 mức -250/-100 vỉa 7 khu Vũ Môn thuộc Công ty CP Than Mông Dương và khu lò chợ I-11-5 mức -320/-295 vỉa 11 khu Khe Chàm I thuộc Công ty Than Hạ Long. Theo đánh giá của Viện Khoa học công nghiệp mỏ, đến nay sau gần 1 năm đưa vào hoạt động, hệ thống giàn chống của lò chợ CGH hạng nhẹ có ưu thế về trọng lượng và kích thước nhỏ, cho phép vận chuyển qua các đường lò có diện tích sử dụng nhỏ nhất đến 8,5m2. Công tác vận chuyển, lắp đặt thuận lợi hơn.
- Cụ thể như tại Công ty Than Hạ Long chỉ mất 18 ngày hoàn thiện khâu vận chuyển, lắp đặt. Còn đối với lò chợ ở Than Mông Dương thời gian lắp đặt mất 25 ngày (bằng 2/3 thời gian vận chuyển, lắp đặt các tổ hợp CGH trung bình và nặng đã áp dụng tại các mỏ thuộc TKV). Sản lượng khai thác than của 2 lò chợ đạt khoảng 300.000 tấn/năm. Năng suất lao động tăng 1,5-2 lần so với công nghệ cũ.
- Việc đưa 2 lò chợ này vào hoạt động đã giúp các mỏ giảm giá thành khai thác 20% so với khấu than bằng khoan nổ mìn; giảm từ 35-40% so với khai thác bằng các lò chợ cột thủy lực đơn. Đặc biệt, hệ số an toàn đạt gần như tuyệt đối. Việc áp dụng thành công 2 lò chợ CGH trên rất phù hợp với điều kiện địa chất của TKV, mở ra triển vọng nhân rộng áp dụng cho các mỏ thuộc TKV trong thời gian tới.
Tham khảo: Trung thu ngày mấy
- Để tạo sự đồng bộ với công nghệ khai thác, TKV còn chú trọng việc áp dụng sơ đồ công nghệ đào lò mẫu. Điển hình như sử dụng công nghệ máy combai hạng nhẹ EBH 45 (Công ty CP Than Vàng Danh); máy xúc mini lật hông (Công ty Than Uông Bí); sử dụng xe khoan 2 cần kết hợp máy xúc đào lò đá (Công ty Than Dương Huy, Công ty Than Mông Dương)… Trong quá trình triển khai, các đơn vị đã thực hiện an toàn, không xảy ra tai nạn lao động, các dây chuyền CGH đào lò mẫu và bán CGH đào lò mẫu đều có giá thành thấp hơn 20-30% so với công nghệ thủ công trong cùng điều kiện. Công nghệ đã đạt một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt, công suất và năng suất lao động tương đối cao, dần đạt thiết kế.
Tham khảo: Tra cứu số tài khoản ngân hàng
- Theo đánh giá của TKV, việc đầu tư đồng bộ thiết bị trong khai thác than đã góp phần giảm tỷ lệ tổn thất tài nguyên trong khai thác hầm lò từ 23,5% xuống còn 20% và trong khai thác lộ thiên từ 4,9% xuống còn 4,3%. Nhờ đó, năng suất lao động tính theo giá trị tăng bình quân 12%/năm. Năm 2020, sản lượng khai thác than bằng công nghệ CHG đồng bộ của TKV chiếm 16,8% cơ cấu sản lượng than hầm lò. Dự kiến năm 2021, chiếm hơn 18%. TKV phấn đấu đến năm 2025 sản lượng than khai thác bằng công nghệ CGH đồng bộ chiếm từ 20-25% cơ cấu sản lượng khai thác than hầm lò.
- Ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc TKV, khẳng định: Trong điều kiện khai thác than ngày càng xuống sâu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, chi phí sản xuất tăng, việc áp dụng công nghệ khai thác CGH đồng bộ hạng nhẹ và các sơ đồ công nghệ CGH, bán CGH đào lò mẫu là chủ trương quan trọng và cấp thiết của TKV. Đây là “đòn bẩy” giúp các đơn vị thực hiện mục tiêu tăng năng suất lao động, đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
- Thời gian tới, TKV sẽ tiếp tục thăm dò bổ sung các khu vực có khả năng áp dụng công nghệ CGH để nâng cấp mức độ tin cậy trong khai thác tài nguyên. Tăng cường nội địa hóa nhằm chủ động nguồn vật tư thay thế, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cao của công nghệ CGH đồng bộ. Đồng thời, tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị vận chuyển và vận tải cho các lò chợ CGH, nhằm phát huy năng lực làm việc của thiết bị CGH đồng bộ. Bên cạnh đó, Tập đoàn sẽ theo dõi công nghệ CGH hạng nhẹ đang áp dụng tại Công ty Than Hạ Long và Công ty CP Than Mông Dương để hoàn thiện công nghệ, phát triển nhân rộng ra nhiều đơn vị có địa chất phù hợp.